101 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SÚT PHẠT GÓC TRONG BÓNG ĐÁ

Phạt góc – một trong những hình thức sút phạt tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là cơ hội quý giá tạo nên bao bàn thắng làm thay đổi cục diện trận đấu. Cũng giống như bao hình thức đá phạt khác, phạt góc cũng có những quy định và những điều cần lưu ý riêng. Vậy bạn đã thực sự hiểu chính xác về “phạt góc”, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất!

1. NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ PHẠT GÓC 

Những điều bạn chưa biết về phạt góc

Quả phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu trong bóng đá. Nó được phát minh ra lần đầu tiên tại Sheffield trong bộ luật Sheffield năm 1867. Quả phạt góc được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá Anh vào ngày 17 tháng 2 năm 1872.

Một quả phạt góc được trao cho đội tấn công khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang trên sân phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự (kể cả thủ môn). Từ quả đá phạt góc, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng sẽ được tính.

Trong phần lớn các trường hợp, trợ lý trọng tài là người thông báo một quả phạt góc sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng lá cờ của mình chỉ vào cung đá phạt góc (vòng cung mỗi góc sân) ở phần sân phía bên họ. Tuy vậy phần sân mà quả phạt góc sẽ được thực hiện chỉ xác định khi trọng tài chỉ vào cung đá phạt góc liên quan. 

2. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁ PHẠT GÓC

Bóng đặt trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất.

Không được di chuyển cột cờ góc.

Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc.

Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công.

Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.

Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.

3. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VÀ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

Những điều cần lưu ý và quy định xử phạt góc

Cầu thủ đá phạt góc không được là thủ môn.

Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng tiếp lần thứ 2 (không phải bằng tay) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác: Đội phòng ngự được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại chạm bóng (không phải bằng tay) lần thứ 2 khi bóng chưa chạm một cầu thủ khác: Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:

  • Đội phòng thủ được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
  • Đội phòng thủ sẽ được hưởng quả phạt đền nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của cầu thủ đó.

Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:

  • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi nếu hành vi phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền của thủ môn đó.
  • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi, nếu hành động phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn đó.
  • Đối với bất kỳ vi phạm luật khác quả phạt góc sẽ được thực hiện lại.

Hãy cùng theo dõi những bài viết tại BULBAL để cập nhật các bài tập hữu ích nhất và đón chào những bộ sưu tập quần áo bóng đá uy tín chất lượng dành riêng cho con đường chinh phục quả bóng tròn mà BULBAL mang đến cho bạn nhé!

Xem thêm: CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG HIỆU QUẢ KHI ĐÁ PHẠT GÓC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *